Túi ủ Biogas làm bằng vật liệu HDPE phục vụ xử lý chất thải ao nuôi tôm siêu thâm canh.
Chất thải trong chăn nuôi tôm đang là vấn nạn đau đầu cần được xử lý triệt để ở nhiều địa phương, chất thải có thể làm ô nhiễm nguồn nước và lây lan dịch bệnh. Biện pháp xử lý chất thải nuôi tôm bằng túi biogas HDPE và PE đang được áp dụng phổ biến hiện nay
Mục lục
Giải pháp xử lý chất thải trong nuôi tôm
Cà Mau là một tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản, trong đó tôm sú, tôm thẻ nuôi theo hình thức thâm canh và siêu thâm canh là mô hình nuôi chính được chú trọng để phát triển và là đối tượng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà.
Con số thống kế ngành nuôi tôm
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 297.200ha, trong đó, diện tích nuôi tôm khoảng 266.000ha. Đến cuối tháng 11/2016 diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt 9.587 ha tăng 3.3% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích thả nuôi chiếm 40% (có 175ha nuôi ứng dụng quy trình công nghệ cao). Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt 90.552 tăng 16% so cùng kỳ, năng suất bình quân đạt trên 500 kg/ha/năm.
Cảnh báo về môi trường
Việc phát triển các mô hình sản xuất lại chưa đi đôi với việc xử lý môi trường chất thải trong quá trình nuôi, bên cạnh đó một số hộ nuôi có đầu tư hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm nhưng chỉ mang tính chất đối phó, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Các mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh càng phát triển thì tình trạng dịch bệnh cũng bùng phát và diễn biến thường xuyên phức tạp do các hộ nuôi còn bỏ ngỏ việc xử lý môi trường chất thải trong nuôi tôm.
Chất thải thường được các hộ nuôi xả thải thẳng xuống sông, mương mà chưa qua xử lý. Hơn nữa hiện tại trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa có công nghệ hay mô hình thử nghiệm xử lý chất thải trong ao nuôi tôm.